Sản phẩm

Sale 1
Sale 2
Sale 3

Đại lý độc quyền

NIVELCO_30.jpg
150_HAWK_logo_2.jpg
3.jpg
DWYER.jpg
Fluidwell_Logo.jpg
4.jpg
omega.jpg
SIKA1_1.jpg

Khách hàng tiêu biểu

Husnu Ozyegin, tỷ phú “từ thiện”

Chủ nhật, 21/12/2008, 02:30 GMT+7

Năm nay, ở tuổi 63, Husnu Ozyegin đang được xếp vị trí thứ 260 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn, với tổng tài sản lên đến 4 tỷ USD.

Trước đó, năm 2006, ông còn đứng ở vị trí 512 trong danh sách này, với tổng tài sản chỉ là 1,5 tỷ USD. Năm 2007, ông đã vươn lên vị trí 249 và tổng tài sản ở mức 3,5 tỷ USD.

“Ông vua” tài chính

Husnu Ozyegin được xem là vua tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là chủ sở hữu của FIBA Holding, một tập đoàn nắm hầu hết các công ty tài chính ở đất nước này.

Sự giàu có toàn cầu đã tạo ra một thế hệ tỷ phú mới trong những đất nước đã từng chịu cảnh cơ cực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico và Nga. Cùng với sự tăng trưởng của các nền kinh tế, đồng tiền mạnh lên và các công ty có sức cạnh tranh toàn cầu, họ cũng “góp gió” vào những đợt sóng lớn trên thị trường chứng khoán trong nước 5 năm qua.

Với một khối tài sản 4 tỷ USD, ông Ozyegin không mua các tài sản của chính phủ với giá rẻ hay trở thành một thương gia kiểm soát độc quyền cả một ngành – 2 lối đi truyền thống của tầng lớp giàu có ở thế giới đang phát triển. Là người sáng lập của ngân hàng Finansbank, Ozyegin đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ cuộc chạy đua của các định chế tài chính nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006.

Thế nhưng, xuất phát điểm của Ozyegin lại là một ngành học chẳng có “họ hàng” gì với tài chính. Ông bà của Ozyegin đã chuyển từ Hy Lạp đến thành phố Izmir, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ từ cuối thế kỷ 19, trong những ngày khắc nghiệt của đế chế Ottoman. Ozyegin tốt nghiệp đại học Robert College ở Istanbul năm 1963, sau đấy ông đến Mỹ chỉ với vỏn vẹn 1.000 USD trong túi. Tại đây, ông theo học và tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng tại Đại học Oregon ở Corvallis, bang Oregon, Mỹ.

Vượt trội so với đám bạn cùng lứa nhờ khả năng biết tổ chức và khéo léo, ông luôn dẫn đầu nhóm sinh viên chơi bóng rổ, mặc dù khả năng chơi môn thể thao này và lực học của Ozyegin chỉ ở mức trung bình. Học bổng của Trường Harvard là một giấc mơ xa vời với những sinh viên “tầm tầm” như Ozyegin, nhưng ông đã giành được học bổng này chỉ với một mẹo nhỏ là đính kèm ảnh của mình chụp cùng với Thượng nghị sỹ Robert F.Kennedy tại bang Oregon, Mỹ. “Tôi nghĩ là họ thích tôi vì khả năng lãnh đạo của tôi” – Ozyegin nói.

Sau hơn ba năm ở Mỹ, Ozyegin trở về quê hương với lời mời vào làm việc tại Pamukbank, một ngân hàng thuộc quyền sở hữu của anh bạn đồng môn, Mehmet Emin Karamehmet.

Năm 1977, khi mới 32 tuổi, Ozyegin đã được chỉ định vào vị trí tổng giám đốc của ngân hàng này, ông nắm giữ chức vụ này cho đến năm 1984. Sau đấy ông chuyển sang làm tổng giám đốc cho ngân hàng Yapi ve Kredi Bankasi, một ngân hàng lớn hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ozyegin đã điều hành ngân hàng này cho đến năm 1987, ông quyết định phải “ra ở riêng” bằng việc thành lập ngân hàng Finansbank với số vốn ban đầu có được nhờ bán 2 căn nhà và vay 3 triệu USD. “Đấy là quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời tôi”, Ozyegin nói.

Lúc đầu, tham vọng của ngân hàng này cũng chỉ nhỏ bé ở mức cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho những doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Tài sản của ngân hàng này cũng thay đổi, biến động theo những chuyển biến của nền kinh tế này và nhanh chóng mở rộng trong những năm nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng mạnh mẽ đến chóng mặt, nhưng cũng “vấp” phải 2 biến cố lớn vào năm 1994 và 2001 khi các thị trường ở Thổ Nhĩ Kỳ bị tác động xấu.

Từ một ngân hàng nhỏ, ông đã mở rộng thành hơn 200 chi nhánh hoạt động không chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà còn mở rộng ra 9 quốc gia khác ở châu Âu. Sau đấy, ông cũng thành lập rất nhiều công ty tài chính khác, tất cả đều thuộc quyền sở hữu của FIBA Holding. Tập đoàn này có 20 công ty con với hơn 8.500 nhân viên.

Năm 1996, ông tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ với hoạt động đầu tiên là mua lại chuỗi siêu thị GIMA, Endi, Spar và Greens của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đấy, ông tiếp tục ký hợp đồng nhượng quyền thương mại (franchising) với tập đoàn bán lẻ Marks & Spencer của Anh. Vẫn chưa hết, nhớ những hoạt động kinh doanh ngân hàng, ông tiếp tục mua ngân hàng Sakura cũng trong năm đó.

Năm 2005, Ozyegin bán chuỗi siêu thị GIMA cho tập đoàn Sabanci Holding và đổi lại bằng khách sạn 5 sao Swissotel ở Istanbul của những người Nhật. Năm 2006, ông bán 46% cổ phần của Finansbank, với giá 2,774 tỷ USD, cho Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, một ngân hàng thương mại “cổ thụ” nhất ở Hy Lạp. Sau đấy, ông vẫn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng này trong hơn 2 năm, mặc dù không còn một cổ phần nào.

Ngồi tại phòng họp riêng, tại trụ sở của Finansbank ở Istanbul, Ozyegin nhớ lại thời điểm ngày 18/8/2006 khi 49% cổ phần của ngân hàng này được chính thức chuyển giao.

“Tôi nhớ rõ ngày đấy hơn cả ngày sinh nhật của tôi”, ông nói với một giọng chậm chạp và ngả người ra thành của chiếc ghế da to và bóng lộn. “Tôi không chỉ là một tỷ phú mà còn là người giàu nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này tạo ra một cảm giác đặc biệt, nhưng trách nhiệm cũng sẽ tăng theo”.

Cũng giống như những tỷ phú tự lập khác, Ozyegin có một cá tính thẳng thắn và cầu toàn. Một ngày ra đường của ông không chỉ là những cuộc trò chuyện thông thường. Ông luôn đem theo 2 điện thoại di động. Trong suốt một ngày, ông liên tục phải gọi và nhận những cuộc điện thoại từ vợ, con, người trợ lý và các quan chức chính phủ, cũng như các nhà quản lý từng phần việc của ông.

Thời gian làm việc hàng ngày của ông là 11 tiếng, không chỉ tại văn phòng, trên cả ô tô, máy bay, hay thuyền, để kiểm tra những hoạt động kinh doanh rộng khắp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Rumani và Trung Quốc.

“Tôi là thế hệ đầu tiên tự làm giàu. Leo lên đỉnh cao không dễ một chút nào, ở được trên đấy còn khó khăn hơn”, ông nói.

Nhiệt tình làm từ thiện

Từ năm 2000, Husnu M. Ozyegin đã dùng hơn 50 triệu USD tiền túi của mình để xây dựng 36 trường tiểu học và các ký túc xá cho học sinh nữ tại những vùng nghèo nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh chính phủ, Ozyegin là cá nhân có đóng góp lớn nhất cho các trường học ở đất nước này.
Một quan chức nhận định, những đóng góp của Ozyegin đang có ảnh hưởng lớn đối với nền giáo dục của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. “Nếu tôi có thể giúp đỡ 1 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 năm tới, thì tôi sẽ rất hạnh phúc”, ông nói.

Giàu có về cả tiền bạc và tham vọng, Ozyegin đang làm tất cả những gì có thể để nâng cấp các tiêu chuẩn giáo dục của Thổ Nhĩ Kỳ tại cấp tiểu học và đại học.

Ông thường xuyên liên lạc với các doanh nhân ở Nam Á, Trung Quốc và Nga. Từ đó ông nhận thấy nhu cầu cạnh tranh vượt trội của người Thổ Nhĩ Kỳ trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

“Yếu tố quan trọng nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ cần phát triển hiện này chính là giáo dục”, ông nói. Sau khi gặp các lưu học sinh Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ, Ozyegin cho biết, trong khi các hồ sơ xin học bổng vào trường kinh doanh Harvard từ sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên. Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước nhỏ hơn, chỉ cử từ 4-8 sinh viên/năm.

Không chỉ đầu tư vào các trường công, Ozyegin còn có kế hoạch tiêu đến 1 tỷ USD trong 15 năm tới cho một trường đại học tư nhân, sẽ đựơc gọi tên là Đại học Ozyegin. “Tôi thích xây dựng những yếu tố căn bản trước. Theo suy nghĩ của tôi, chúng ta có thể đào tạo và xuất khẩu nhân lực như Ấn Độ” – ông nói.

Kể từ khi bắt đầu đầu tư cho giáo dục năm 2000 đến nay, Ozyegin đã hoàn tất 36 trường học có khu ký túc xá cho nữ sinh với chi phí từ 400 nghìn – 1,8 triệu USD/trường. Ông mong muốn đạt được con số 100 vào năm 2010. Ông hợp tác chặt chẽ với chính phủ, hầu hết các trường học này đều được xây dựng ở những khu nghèo nhất tại miền Nam và Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.

Ozyegin hy vọng tập trung vào giáo dục cũng như những công cụ phát triển kinh tế khác, sẽ giúp xoa dịu những tranh chấp, xung đột căng thẳng tôn giáo.“Tôi muốn 24 năm nữa, giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đạt cùng chuẩn mực với châu Âu”, Ozyegin chia sẻ.

Đối với Ozyegin, trở thành một trong những người giàu nhất thế giới cũng mang lại nhiều áp lực. Hàng ngày ông nhận được rất nhiều thư, và rất nhiều công việc ở khắp nơi cần ông đến giải quyết. Một số người nghĩ ông là nhà từ thiện quá hảo tâm đến nỗi họ gửi thư và nhờ ông trả bớt những món nợ của họ trong các nhà băng. Có lần ông còn nhận được thư từ một người hâm mộ đang ở tù, muốn xin ông một đôi giày và một bộ quần áo như ông đã từng hứa trong lần đến thăm nhà tù đó.

Ông luôn tự so sánh mình với những tỷ phú khác của thế giới và luôn phấn đấu để ngày càng thăng tiến. Warren E.Buffett có thể là người giàu nhất thế giới, nhưng Ozyegin nói, tài sản của ông cũng đang tăng lên từng ngày. Và ông luôn là một tỷ phú rất nhiệt tình làm từ thiện, “Mỗi tháng tôi bỏ ra 2% trong thu nhập của mình để làm từ thiện, tôi không nghĩ là Bill Gates có thể làm điều đấy”, Ozyegin nói.


Người viết : CAOVIETCUONG.COM (TBKT)